Mái tóc và bệnh lý trong cơ thể có nhiều mối liên quan mật thiết, thậm chí các biểu hiện bất thường trên mái tóc (chẳng hạn như rụng tóc nhiều) có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Vậy rụng tóc nhiều là bệnh gì? Cần phải làm gì khi bị rụng tóc nhiều? Tất cả sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây.
1. Rụng tóc nhiều là dấu hiệu của bệnh lý tuyến giáp
Các bệnh liên quan tới tuyến giáp là một trong những nguy cơ hàng đầu gây ra tình trạng rụng tóc. Vậy có những bệnh lý tuyến giáp ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của tóc và làm tăng quá trình rụng tóc?
1.1. Là triệu chứng của cường giáp hoặc suy giáp
Suy giáp hoặc cường giáp nặng và kéo dài cũng có thể gây ra tình trạng rụng tóc. Khi đó, tóc ở khắp mọi vùng trên da đầu thường có nguy cơ bị rụng và thậm chí là lông tay, lông chân cũng thưa thớt dần đi [1]
Nếu tình trạng suy giáp hoặc cường giáp chỉ diễn ra với mức độ nhẹ hoặc trong một thời gian ngắn thì thường không gây ra rụng tóc nhiều.
Tình trạng rụng tóc do bệnh lý tuyến giáp thường trở nên rõ ràng sau vài tháng khi bệnh tuyến giáp khởi phát.
Trong một số trường hợp, tình trạng rụng tóc có thể xảy ra sau quá trình điều trị tuyến giáp. Điều này có thể là do tác dụng phụ của thuốc kháng giáp, tuy nhiên trường hợp này thường hiếm gặp.
1.2. Là dấu hiệu của bệnh tự miễn tuyến giáp
Đây là dạng bệnh lý tự miễn phổ biến nhất và gây ra hiện tượng rụng tóc từng mảng.
Không giống như kiểu rụng tóc lan toả cả đầu như đã mô tả ở trên thì bệnh tự miễn tuyến giáp có thể gây ra các vùng rụng tóc rời rạc, thường hình tròn. Nếu không được can thiệp kịp thời thì kiểu rụng tóc này rất dễ gây nên hói đầu.
Ngoài ra, có một số tình trạng tự miễn dịch khác có liên quan đến bệnh lý tuyến giáp tự miễn và gây ra rụng nhiều tóc như:
- Lupus ban đỏ.
- Hội chứng buồng trứng đa năng.
Các bệnh lý tuyến giáp gây rối loạn nội tiết tố và làm tăng nguy cơ rụng tóc
>>> HIỂU TRỌN VẸN VÀ ĐẦY ĐỦ về mối liên quan giữa các bệnh lý tuyến giáp gây ra rụng tóc, mời bạn đọc thêm trong bài viết: Bệnh tuyến giáp gây rụng tóc
2. Bị rụng tóc nhiều cũng có thể là triệu chứng của lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn dịch, gây mệt mỏi, đau khớp, cứng khớp và phát ban. Một số trường hợp bệnh nhân còn bị rụng tóc, tình trạng này có thể lan rộng hoặc chỉ giới hạn một phần trên đầu.
Theo một nghiên cứu kiểm tra tình trạng rụng tóc không để lại sẹo ở 4 người phụ nữ mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống và đã phát hiện ra rằng: họ đã bị rụng từ 50 – 100% tóc trên da đầu.
Vậy tại sao bệnh lupus ban đỏ lại gây rụng tóc?
Thực tế thì không phải ai bị lupus ban đỏ cũng bị rụng tóc. Nhưng nhiều người mắc căn bệnh này nhận thấy tóc mỏng dần hoặc gãy dọc theo đường chân tóc của họ. Sau đó, tóc có thể mọc trở lại hoặc không thể quay lại.
Có rất nhiều lý do giải thích cho tình trạng lupus ban đỏ gây rụng tóc, chẳng hạn như:
2.1. Do xuất hiện tình trạng viêm
Theo các chuyên gia, có 2 loại rụng tóc có liên quan đến bệnh lupus ban đỏ: có sẹo và không có sẹo. Trong đó, rụng tóc không để lại sẹo là kết quả của quá trình viêm [2]
Viêm là một triệu chứng đặc trưng của bệnh lupus ban đỏ và thường lan rộng, khi tình trạng này phát triển xung quanh da đầu và nang tóc thì có thể gây ra rụng tóc.
Điều đáng chú ý nữa là viêm do lupus ban đỏ không chỉ ảnh hưởng đến tóc trên da đầu mà còn có thể làm rụng lông mày, râu hoặc lông mi.
Rụng tóc do viêm có thể chữa khỏi, nhưng chỉ khi bạn điều trị thành công bệnh lupus ban đỏ hoặc bệnh tình thuyên giảm
2.2. Do tổn thương hoặc vết loét
Đôi khi, căn bệnh lupus ban đỏ có thể gây ra những tổn thương hoặc vết loét ở bất cứ đâu trên cơ thể và gây nên sẹo vĩnh viễn.
Trong đó, có thể hình thành sẹo trên da đầu làm tổn thương nang tóc và dẫn đến rụng tóc vĩnh viễn.
>>> CẢNH BÁO: Rụng tóc nhiều và kéo dài có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, mời bạn tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết: Rụng tóc nhiều có nguy hiểm không?
3. Rụng tóc là biểu hiện của hội chứng buồng chứng đa năng
Hội chứng buồng trứng đa năng là một tình trạng rối loạn hormone phổ biến có thể gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm cả rụng tóc.
Lý do là bởi khi mắc phải hội chứng buồng trứng đa năng, cơ thể người phụ nữ sản sinh ra quá nhiều androgen và trong đó có chứa androgen.
Theo các chuyên gia, khi nồng độ androgen tăng lên trong các nang tóc có thể dẫn đến chu kỳ phát triển của tóc ngắn hơn và làm cho sợi tóc mỏng hơn, yếu hơn.
Ngoài ra, khi cơ thể có quá nhiều andrgen thì thường dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình mọc tóc mới để thay thế các sợi bị rụng [3].
Chính vì các lý do trên mà tóc sẽ trở nên yếu hơn và dễ bị rụng nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu được điều trị tốt hội chứng buồng trứng đa năng thì tóc sẽ lại phát triển trở lại bình thường.
4. Có thể là triệu chứng của bệnh ung thư hạch bạch huyết Lympho Hodgkin
Rụng tóc là một trong những biểu hiện hiếm gặp của căn bệnh ung thư hạch bạch huyết Lympho Hodgkin. Khi đó, các tế bào ung thư xâm nhập làm nang tóc bị phá huỷ và làm cho tóc rụng nhiều [4]
Ở những bệnh nhân này tóc và lông có thể bị rụng lan toả ở những khu vực như: da đầu, lông mày, nách và bẹn.
Tuy nhiên, rụng tóc không phải là triệu chứng đặc hiệu giúp chuẩn đoán căn bệnh này. Khi đó, chúng ta cần làm thêm nhiều xét nghiệm hơn nữa để giúp quá trình chuẩn đoán ung thư hạch bạch huyết được chính xác hơn.
>>> HIỂU TƯỜNG TẬN, BIẾT CỤ THỂ hơn về mối liên hệ giữa rụng tóc nhiều và ung thư thông qua bài viết: Rụng tóc nhiều có phải bị ung thư?
5. Tóc rụng nhiều là biểu hiện của chứng rối loạn ăn uống
Rối loạn ăn uống, đặc biệt là tình trạng chán ăn tâm thần có thể gây ra vấn đề rụng tóc nghiêm trọng. Đồng thời cũng xuất hiện nhiều biểu hiện nguy hiểm như: mất nước (có thể dẫn đến suy thận), không chịu được cảm giác lạnh, mệt mỏi, choáng váng…
Đối với những người bị chán ăn tâm thần thì họ thường xuyên bị ám ảnh về chuyện ăn uống, sợ bị tăng cân. Do đó, cơ thể của họ bị suy dinh dưỡng và thiếu nhiều chất dinh dưỡng để nuôi tóc.
Thậm chí, tình trạng rụng tóc ở những người bị rối loạn ăn uống còn phản ánh những tổn thương xảy ra bên trong cơ thể và có thể đe doạ tới sức khoẻ tổng thể.
Chính vì vậy với những bệnh nhân này cần được có biện pháp xử lý kịp thời để giúp họ quay trở lại thói quen ăn uống bình thường.
6. Bị rụng tóc nhiều là dấu hiệu của các tình trạng viêm nhiễm hay nhiễm trùng
Theo các chuyên gia, một số tác nhân lây nhiễm hoặc các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng có thể làm gia tăng tình trạng rụng tóc nhiều. Ví dụ như sau:
6.1. Bệnh hắc lào
Trên da đầu, bệnh hắc lào thường bắt đầu bằng biểu hiện xuất hiện một mụn nhỏ, kích thước ngày càng lớn dần, để lại những mảng vảy gây hói đầu tạm thời.
Sau đó, nấm hắc lào sẽ xâm nhập vào các sợi tóc và khiến cho chúng trở nên giòn và dễ gãy, để lại một mảng da đầu bị hói.
Các khu vực da đầu bị ảnh hưởng thường ngứa, đỏ và viêm cùng với sự xuất hiện của các mảng vảy có thể phồng rộp và chảy nước. Các mảng này thường đỏ hơn so với vùng da đầu.
6.2. Viêm nang lông trên da đầu
Viêm nang lông là một thuật ngữ chỉ tình trạng viêm nhiễm ở các nang lông. Nó trông giống như mụn trứng cá với những vòng viêm nhỏ xung quanh lỗ nang lông.
Trong giai đoạn đầu của bệnh viêm nang lông, sợi tóc có thể vẫn còn nhưng khi tình trạng viêm nang lông tiến triển, tóc thường bị rụng.
Khi viêm nang lông ở mức độ nặng, tình trạng viêm rất dữ dội có thể phá hủy vĩnh viễn các nang tóc, để lại những mảng hói.
6.3. Bệnh trứng tóc
Tình trạng nhiễm trùng ở bệnh trứng tóc do nấm piedra gây ra có thể làm ảnh hưởng đến tóc, lông trên cơ thể và vùng sinh dục.
Thông thường nhiễm trùng tương đối lành tính. Tuy nhiên khi nhiễm trùng nặng, nấm sẽ làm sợi tóc yếu đi, dễ gãy rụng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc từng mảng, lan tỏa.
>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Để có cách xử lý chính xác về tình trạng rụng tóc do bệnh lý, mời bạn khám phá ngay trong bài viết: Tóc rụng nhiều phải làm sao?
7. Cần làm gì khi rụng tóc nhiều do bệnh lý gây ra
Để đối phó thành công với tình trạng rụng tóc nhiều do các bệnh lý gây ra thì bạn cần ghi nhớ một số nguyên tắc như sau:
Điều trị triệt để các bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải
Các bệnh lý nêu trên đều là nguồn gốc sâu sa gây ra tình trạng rụng tóc nhiều. Chính vì thế, nếu muốn “chia tay” với tình trạng rụng tóc thì bạn cần điều trị dứt điểm các bệnh lý này.
Và hãy luôn ghi nhớ rằng, việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ là rất quan trọng để có thể chiến thắng bệnh tật và có mái tóc dày đẹp bạn nhé.
Luôn giữ tinh thần thật thoải mái, tránh lo nghĩ nhiều
Hầu hết khi bị mắc bệnh và còn đi kèm với rụng tóc thì chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều có tâm trạng lo lắng, buồn rầu.
Tuy nhiên, nếu bạn cứ giữ mãi tâm trạng không tích cực như vậy thì sẽ càng khiến bệnh lý càng trở nên trầm trọng hơn và tóc rụng ngày một nhiều hơn.
Chính vì thế, bạn nên hướng tới những điều tích cực và tốt đẹp nhất để đẩy lùi bệnh tật và tăng hiệu quả cách trị rụng tóc cũng như các bệnh khác trong cơ thể nhé.
Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị rụng tóc có nguồn gốc từ thiên nhiên
Bên cạnh các biện pháp trên thì bạn nên sử dụng thêm bạn nên sử dụng thêm viên uống giảm rụng tóc Erocante. Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành tốt Sản xuất – GMP theo quy định của Bộ Y tế.
Viên uống Erocante – Sự kết hợp của 27 thành phần vượt trội tác dụng quý cho mái tóc
- L-cystin: duy trì cấu trúc ổn định cho sợi tóc, giảm gẫy rụng và tăng độ bồng bềnh cho tóc.
- Chiết xuất hà thủ ô đỏ: bổ huyết, tăng cường dưỡng chất cho tóc và làm chậm quá trình tóc bạc.
- Chiết xuất lá bạch quả: tăng lưu lượng máu nuôi dưỡng đến từng sợi tóc, giúp tóc chắc khỏe hơn.
- Chiết xuất phytosterol từ thân cây thông: thúc đẩy quá trình mọc tóc.
- Chiết xuất cọ lùn: làm chậm quá trình lão hóa của tóc, ngăn ngừa sự rụng tóc.
- Các vitamin và khoáng chất: cung cấp các dưỡng chất giúp bảo vệ tóc, tăng cường hồi phục tổn thương cho tóc.
Erocante mang lại hiệu quả giảm rụng, tóc vùng trán bắt đầu mọc lại chỉ sau 4-6 tuần sử dụng
Ưu điểm 1: Giảm rụng tóc, hỗ trợ tóc con mọc nhiều hơn.
– Sau 3 – 4 tuần: Nhờ vào thành phần L – cystin giúp hình thành liên kết các sợi keratin có trong sợi tóc, giúp duy trì cấu trúc sợi tóc ổn định, tóc bắt đầu giảm gãy rụng.
– Sau 5 – 6 tuần: Tóc đã giảm rụng hơn trước, tóc con mọc lên rất nhiều nhờ vào sự kết hợp của thành phần L – cystin cùng với chiết xuất phytosterol từ thân cây thông và chiết xuất lá bạch quả Phytosome.
– Sau 8 tuần: Bạn sẽ ngủ ngon giấc hơn, tình trạng rụng tóc giảm hẳn đi rất nhiều
Ưu điểm 2: Làm chậm quá trình bạc tóc, giúp tóc mọc đen trở lại và mềm mượt hơn.
Sau 60 ngày:
– Tóc con mọc lên sẽ có màu hung hung (đỡ bạc hẳn), giảm số lần phải đi nhuộm tóc hay chấm chân tóc (nhờ tác dụng của thành phần chiết xuất hà thủ ô đỏ).
Không những vậy, cùng với tác dụng của nhiều vitamin và khoáng chất, viên uống Erocante sẽ giúp mái tóc giảm khô xơ và trở nên mềm mượt hơn.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã cung cấp đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: Tóc rụng nhiều là bệnh gì? Và cách khắc phục tình trạng này. Chúc bạn sẽ luôn có sức khỏe tốt và tự tin vào mái tóc của mình nhé!