Sở hữu một mái tóc đẹp là khát khao, cũng như mong ước của tất cả chúng ta. Thế nhưng không phải ai cũng có được may mắn đó, khi mà có rất nhiều vấn đề liên quan tới tóc làm chúng ta “đứng ngồi không yên”. Và trong đó, phải kể đến tình trạng tóc rụng nhiều.
Vậy hiện tượng rụng tóc nhiều là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
1. Hiện tượng rụng tóc nhiều là gì?
Rụng tóc nhiều là một trong những bệnh lý thường hay gặp trong da liễu, hiện tượng này dùng để chỉ số lượng tóc bị gãy rụng với số lượng lớn khoảng trên 100 sợi/ngày.
Tuy nhiên, việc đếm số lượng tóc bị rụng dường như trở nên khá là khó khăn đối với chúng ta nên cần thêm những yếu tố khác để giúp chuẩn đoán chính xác được căn bệnh này.
Chứng rụng tóc nhiều có thể phân thành nhiều loại, trong đó có 2 kiểu phân loại điển hình đó chính là [1]:
- Rụng tóc có sẹo hay không có sẹo.
- Rụng tóc lan toả hay rụng tóc khu trú.
Với cách phân loại rụng tóc dựa trên mức độ sẹo thì người ta lại chia ra thành nhiều kiểu rụng tóc phân cấp nhỏ hơn như:
– Rụng tóc không có sẹo bao gồm:
- Rụng tóc từng vùng: tóc rụng giang mai, rụng tóc sau phẫu thuật, rụng tóc do kéo tóc, rụng tóc hình tam giác.
- Rụng tóc khu trú: rụng tóc hói, tật nhổ tóc.
- Tóc rụng lan toả: rụng tóc anagen, rụng tóc telogen, hội chứng mất anagen.
– Rụng tóc có sẹo bao gồm:
- Rụng tóc có sẹo nguyên phát: rụng tóc sẹo do lupus ban đỏ, rụng tóc lichen phẳng nang lông.
- Rụng tóc có sẹo thứ phát: rụng tóc do viêm da đầu, rụng tóc do chấn thương làm tổn thương da đầu.
2. Dấu hiệu rụng tóc nhiều
Tuỳ theo từng kiểu rụng tóc hay từng nguyên nhân rụng tóc khác nhau mà bệnh lý rụng tóc thường đi kèm với các triệu chứng khác nhau. Rụng tóc có thể diễn ra đột ngột hoặc dần dần và điều này có thể ảnh hưởng đến da đầu hoặc toàn bộ cơ thể.
Cụ thể một số dấu hiệu bị rụng tóc nhiều như sau:
– Tóc mỏng dần trên đỉnh đầu: thường hay gặp ở người già và đặc biệt là ở những phụ nữ lớn tuổi khi đường chân tóc ngày càng bị tụt xuống (rụng tóc từng sợi phía trước).
– Các đốm hói hình tròn hoặc loang lổ: một số người sẽ rụng tóc thành hình đốm hói hình tròn hoặc loang lổ trên đầu.
– Xuất hiện các mảng vảy lan rộng trên da đầu: đây là dấu hiệu của bệnh hắc lào, thường đi kèm với hiện tượng tóc gãy, mẩn đỏ, sưng tấy và đôi khi là có thể chảy dịch.
3. Tại sao tóc bị rụng nhiều
Tình trạng rụng tóc quá nhiều thường có liên quan tới một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ như sau:
– Tiền sử gia đình (di truyền): sự di truyền rụng tóc này thường xuất hiện khi độ tuổi càng tăng, thường diễn biến dần dần theo các biểu hiện khó đoán trước.
– Thay đổi nội tiết tố trong các giai đoạn như: mang thai, sau sinh con, mãn kinh.
– Mắc các bệnh lý: các bệnh tuyến giáp, nấm da đầu…
– Tác dụng phụ của một số loại thuốc: thuốc hoá trị ung thư, viêm khớp, trầm cảm, huyết áp cao…
– Căng thẳng, áp lực quá mức trong cuộc sống: cú sốc về tâm lý có thể khiến tóc mỏng đi sau vài tháng.
– Tạo kiểu tóc quá nhiều hoặc những kiểu tóc kéo chặt tóc cũng tạo áp lực lớn đến chân tóc, làm tóc yếu đi và gây rụng tóc.
4. Chẩn đoán rụng nhiều tóc
Để chuẩn đoán chính xác bệnh rụng tóc nhiều thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành các bước như sau [1]:
4.1. Hỏi bệnh
Trước tiên, các bác sĩ da liễu sẽ điều tra về thời gian bị bệnh (bẩm sinh hay là mắc phải), bệnh đang tiến triển đến giai đoạn nào (cấp tính hay mạn tính).
Sau đó, các bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các yếu tố nguy cơ như sau:
– Có đang dùng thuốc hay không: vitamin A, các loại thuốc tránh thai, thuốc điều trị nội tiết tố.
– Người bệnh có đang trong thời kỳ đặc biệt như: thai nghén, mắc các bệnh liên quan tới hệ thống miễn dịch (lupus, lichen phẳng…) hoặc cơ thể có bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng trầm trọng không
Xác định người bệnh có tiền sử gia đình không, mức độ rụng tóc như thế nào. Tuy nhiên, cần phân biệt tóc rụng và tóc gãy (dựa vào chân tóc).
Tìm hiểu rõ các triệu chứng cơ năng như: ngứa (viêm da đầu)…
4.2. Thăm khám
Quy trình thăm khám trải qua các bước sau đây:
– Khám toàn thân:
- Dấu hiệu cường Androgen: Nữ có sự bất thường kinh nguyệt (< 21 ngày hoặc > 35 ngày hoặc chậm kinh > 3 tháng trong 2 năm gần đây), BMI > 25, có dấu hiệu nam tính (rậm lông, giọng nói…)
- Bệnh lý hệ thống: lupus ban đỏ hệ thống.
– Khám tại chỗ:
Kiểu rụng tóc: sẹo hay không sẹo, khu trú hay lan toả.
Tính chất sợi tóc: kích thước, chiều dài, màu sắc, hình dạng, phân biệt tóc trưởng thành và tóc tơ (rụng tóc androgen); tóc gãy (rối loạn cấu trúc tóc).
Thăm khám các vị trí khác (móng, da…) phát hiện các bệnh lý kèm theo (rụng tóc mảng, lichen phẳng…).
Dấu hiệu kéo tóc => đánh giá rụng tóc đang hoạt động (kéo 50 – 60 sợi)
4.3. Tiến hành xét nghiệm
Các xét nghiệm bao gồm:
- Đánh giá SLE, sắt, hormone (tuyến giáp)…
- Giang mai
- Sinh thiết: rụng tóc sẹo (sinh thiết vùng rìa xung quanh vùng rụng tóc), không đánh được trục tóc.
- Phototrichogram: ít xâm lấn
- Trichoscopy (dermoscoy): nang lông, phần da quanh nang lông, trục sợi tóc, mạch máu.
Sau đó, tiến hành chuẩn đoán xem người đến khám có mắc bệnh lý rụng tóc không. Bên cạnh đó, các bác sĩ chuẩn đoán cũng dựa trên các thông số như sau:
- Tỷ lệ tóc trưởng thành/tóc tơ: 7/1
- Tóc dày: đường kính sợi tóc (0.06 – 0.14mm)
- Đơn vị nang tóc: 1.5 – 3 sợi/nang, 60 – 100 nang/cm2.
- Tỷ lệ anagen/telogen = 9/1
5. Điều trị hiện tượng tóc bị rụng quá nhiều
Khi bị rụng tóc nhiều, chúng ta có rất nhiều phương pháp để cải thiện tình trạng này theo khoa học, chẳng hạn như:
– Sử dụng các loại thuốc trong chữa trị rụng tóc: các loại thuốc tây (minoxidil, finasteride…), thuốc đông y (hà thủ ô đỏ, lá bạch quả, cọ lùn…) nhằm giảm rụng tóc, làm chậm quá trình lão hoá tóc.
– Áp dụng các liệu pháp bên ngoài da đầu như: liệu pháp laser, liệu pháp cấy tóc (cấy tóc tự thân hoặc cấy tóc sinh học).
– Truyền huyết tương giàu tiểu cầu: vào khu vực tóc rụng để tăng cường dinh dưỡng đi nuôi tóc.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khoẻ Erocante để giúp hỗ trợ giảm rụng tóc, nuôi dưỡng tóc chắc khoẻ và giúp làm đen tóc.
Đây là sản phẩm có chứa các thành phần tự nhiên, an toàn với mẹ bỉm sữa và không làm ảnh sữa mẹ. Mẹ bỉm sữa hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
Viên uống Erocante – Sự kết hợp của 27 thành phần vượt trội dành cho tóc
- L-cystin: duy trì cấu trúc ổn định cho sợi tóc, giảm gẫy rụng và tăng độ bồng bềnh cho tóc.
- Chiết xuất hà thủ ô đỏ: bổ huyết, tăng cường dưỡng chất cho tóc và làm chậm quá trình tóc bạc.
- Chiết xuất lá bạch quả: tăng lưu lượng máu nuôi dưỡng đến từng sợi tóc, giúp tóc chắc khỏe hơn.
- Chiết xuất phytosterol từ thân cây thông: thúc đẩy quá trình mọc tóc.
- Chiết xuất cọ lùn: làm chậm quá trình lão hóa của tóc, ngăn ngừa sự rụng tóc.
- Các vitamin và khoáng chất: cung cấp các dưỡng chất giúp bảo vệ tóc, tăng cường hồi phục tổn thương cho tóc.
Erocante mang lại hiệu quả giảm rụng, tóc vùng trán bắt đầu mọc lại chỉ sau 4-6 tuần sử dụng
Ưu điểm 1: Giảm rụng tóc, kích thích tóc mọc trở lại.
– Sau 3 – 4 tuần: Nhờ vào thành phần L – cystin giúp hình thành liên kết các sợi keratin có trong sợi tóc, giúp duy trì cấu trúc sợi tóc ổn định, tóc bắt đầu giảm gãy rụng.
– Sau 5 – 6 tuần: Tóc đã giảm rụng hơn trước, tóc con mọc lên rất nhiều nhờ vào sự kết hợp của thành phần L – cystin kết hợp với chiết xuất phytosterol từ thân cây thông và chiết xuất phytosterol từ thân cây thông
– Sau 8 tuần: Bạn sẽ ngủ ngon giấc hơn, tình trạng rụng tóc giảm hẳn đi rất nhiều
Ưu điểm 2: Làm chậm quá trình bạc tóc, giúp tóc mọc đen trở lại và mềm mượt hơn.
Sau 60 ngày:
– Tóc bạn sẽ trở nên đen nhánh hơn, giảm số lần phải đi nhuộm tóc hơn (nhờ tác dụng của thành phần chiết xuất hà thủ ô đỏ).
– Không những vậy, cùng với tác dụng của nhiều vitamin và khoáng chất, viên uống Erocante sẽ giúp mái tóc giảm khô xơ và trở nêm mềm mượt hơn.
Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức tổng quan về bệnh lý rụng tóc nhiều. Chúc bạn sẽ chiến thắng tình trạng rụng tóc và luôn hạnh phúc trong cuộc sống nhé.