Rụng tóc vành khăn là một trong những tình trạng đáng lo ngại về sự phát triển lông tóc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy rụng tóc hình vành khăn là như thế nào? Trẻ bị rụng tóc vành khăn cần có sự điều trị như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ngay dưới đây Hãy cùng chuyên gia tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau đây.
1. Rụng tóc vành khăn là gì? Dấu hiệu rụng tóc vành khăn
Rụng tóc vành khăn thường gặp ở nhiều trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Theo các số liệu thống kê cho thấy có tới 20 – 30% trẻ em dưới 2 tuổi (trẻ sơ sinh đến 24 tháng tuổi) gặp phải tình trạng này.
Biểu hiện dễ thấy nhất của rụng tóc vành khăn là trẻ bị rụng tóc nhiều ở vị trí sau gáy kéo dài sang 2 bên mang tai và tạo thành hình vành mũ ở xung quanh đầu theo dạng vòng cung. Tóc con mọc lên rất ít khiến vùng rụng lộ rõ khoảng trắng da đầu như hình vành khăn.
Trẻ bị rụng tóc hình vành khăn sẽ được nhận biết rõ ràng bằng cách kiểm tra, theo dõi tình trạng tóc rụng trên gối, mũ của trẻ một cách dễ dàng.
Rụng tóc vành khăn ở trẻ em khác tình trạng rụng tóc của các bệnh khác hay rụng tóc sinh lý. Rụng tóc vành khăn trẻ có thể khiến mất cả chân tóc và tóc rụng từng đám hiện rõ hình vành khăn. Bên cạnh đó trẻ còn kèm thêm một số biểu hiện như: khó ngủ, quấy khóc vào ban đêm, ra nhiều mồ hôi.
2. Hiện tượng rụng tóc vành khăn có phải thiếu Canxi không?
Các chuyên gia cho biết: rụng tóc ở những tháng đầu của trẻ là diễn biến bình thường của trẻ và chưa thể khẳng định cứ rụng tóc hình vành khăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu canxi.
Tuy nhiên, nếu hiện tượng trẻ bị rụng tóc vành khăn có đi kèm với một số dấu hiệu khác thì nguy cơ trẻ đang thiếu canxi có thể tăng cao. Các biểu hiện có thể là:
- Trẻ ngủ không ngon, hay bị giật mình và tỉnh giấc nhiều lần.
- Bé hay quấy khóc, khóc nhiều nhưng không xác định được nguyên nhân.
- Sự phát triển về thể chất của bé bị gián đoạn hay chậm lại như: mọc răng, tập đi, bò, tập nói, …
- Phần thóp của trẻ mềm, khó đóng lại.
- Quá trình tiêu hoá của trẻ thất thường, hay bị táo bón
Nếu không phát hiện kịp thời những vấn đề này và không được điều trị đúng cách thì khả năng trẻ bị còi xương là rất cao..
Tuy nhiên rụng tóc vành khăn chỉ là một trong những dấu hiệu của bệnh còi xương nên không thể khẳng định trẻ bị còi xương chỉ với dấu hiệu rụng tóc vành khăn. Để chắc chắn hơn, người lớn cần phải qua sát thêm các biểu hiện khác cùng với bác sĩ thăm khám mới có thể đưa ra kết luận chính xác.
3. Nguyên nhân trẻ rụng tóc vành khăn
Ngoài nguyên nhân là do thiếu canxi thì tóc rụng hình vành khăn có thể liên quan tới do một hay những nguyên nhân sau đây:
Do trẻ nằm nhiều một tư thế
3 tháng đầu sau khi ra đời, phần lớn thời gian của trẻ là nằm ngửa, đồng thời kê, chèn gối để tránh sự giật mình. Chính tư thế này là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tóc khó mọc bởi vùng da phía sau gáy tiếp xúc trực tiếp với gối trong một thời gian dài .
Mặt khác, khi trẻ nằm nhiều thì áp lực từ gáy đè lên gối xảy ra trong thời gian dài, liên tục sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tóc, làm tóc yếu và dễ rụng.
Do tác dụng một số thuốc
Trong giai đoạn đầu đời, một số trẻ thường bị ốm do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện và phải sử dụng các loại thuốc điều trị. Một trong những loại thuốc mà trẻ sử dụng đó là kháng sinh. Và nhóm thuốc này có thể gây tác dụng phụ đó là rụng tóc, nếu sử dụng kéo dài.
Tuy nhiên, khi trẻ ngừng sử dụng thuốc và có sức khoẻ ổn định thì bố mẹ chỉ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tạo điều kiện cho tóc của trẻ phát triển lại như bình tường.
Rụng tóc vành khăn do nấm da đầu
Do thời gian đầu trẻ chủ yếu nằm một tư thế rất dễ dẫn đến da đầu bị ẩm, không thoáng. Hơn nữa da đầu của trẻ nhỏ cũng rất dễ đổ mồ hôi do hệ thống điều hoà thân nhiệt của trẻ chưa phát triển đầy đủ.
Làn da đầu thường xuyên bị ẩm ướt chính là một trong những điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn, nấm da đầu phát triển mạnh và gây rụng tóc hình vành khăn. Khi đó, bé thường có các biểu hiện như: cảm thấy ngứa ngáy, thường xuyên gãi da đầu, xuất hiện những mảng đỏ và da đầu bong tróc thì phụ huynh nên chú ý có thể trẻ đang gặp vấn đề nấm da đầu.
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ làm cho tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngày càng nặng lên và lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể.
Rụng tóc do thói quen bứt tóc của trẻ
Đối với trẻ đã lớn nhưng vẫn bị rụng tóc có thể do trẻ có thói quen hay vô thức giật tóc, khiến tóc rụng và khó mọc lại.
4. Cách khắc phục tình trạng bé rụng tóc vành khăn
Với trẻ nhỏ, mọi biện pháp áp điều trị hay cải thiện tình trạng rụng tóc sau gáy hay rụng tóc vành khăn cần hết sức cẩn trọng và tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ định của bác sỹ.
Căn cứ vào nguyên nhân rụng tóc để có thể sử dụng phương pháp phù hợp an toàn cho trẻ. Một số biện pháp bạn có thể tham khảo đó là:
Thay đổi tư thế ngủ cho trẻ
Nếu chỉ cho bé nằm một tư thế đó là nằm ngửa, điều này không tốt cho trẻ. Điều này rất dễ khiến trẻ bị hóp phần sau đầu và rụng tóc vành khăn. Bởi vậy, bạn nên chú ý thay đổi tư thế nằm cho trẻ, sẽ giúp cơ thể phát triển đều hơn đồng thời hạn chế hiện tượng rụng tóc vành khăn.
Khi trẻ thức, bạn có thể lựa chọn các tư thế nằm nghiêng trái hoặc nghiêng bên phải, hoặc cũng có thể bế trẻ trên tay để thường xuyên thay đổi tư thế cho trẻ.
Bổ sung đầy đủ canxi cho trẻ
Nếu trẻ rụng tóc vành khăn do sự thiếu hụt canxi, bạn cần bổ sung canxi kịp thời cho trẻ để tránh những tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ như còi xương, chậm lớn, hạn chế phát triển chiều cao,…
Tuy nhiên, để sử dụng canxi an toàn cho trẻ nhỏ thì bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ để lựa chọn được sản phẩm chất lượng với liều lượng thích hợp.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng phù hợp, đúng cách
Khi trẻ ốm, cần uống thuốc, một số loại thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ khiến tóc trẻ bị rụng. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng để trẻ mau khỏi bệnh, giảm tác dụng không mong muốn của thuốc.
Cụ thể là người lơn nên cho trẻ nhỏ tiêu thụ nhiều loại rau, củ quả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất để giúp nâng cao hệ miễn dịch, giúp giảm tình trạng tóc rụng vành khăn.
Không những vậy, bạn cũng nên chú tới việc bổ sung các loại protein và chất béo với hàm lượng phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, để giúp tóc trẻ có thể mọc bình thường.
Điều trị những bệnh lý gặp phải ngay khi phát hiện
Ngay khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở da đầu, khiến tóc rụng, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Điều này sẽ góp phần giúp tình trạng rụng tóc vành khăn liên quan tới bệnh lý giảm rõ rệt.
Đặc biệt, người lớn cần tránh tự ý điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Những loại kem thuốc chứa thành phần hóa chất, không được chỉ định bởi bác sĩ có nguy cơ gây hại cho trẻ, khiến tóc rụng có thể kèm theo những vấn đề nghiêm trọng hơn.
5. Phòng ngừa rụng tóc vành khăn ở trẻ em
Rụng tóc vành khăn ở trẻ em có thể phòng ngừa từ sớm khi trẻ sinh ra. Sau đây, chúng tôi xin được gợi ý tới phụ huynh một số biện pháp phòng tránh hiện tượng này như sau:
- Cân đối thời gian khi cho trẻ nằm và bế trên tay, không nên cho trẻ nằm một tư thế quá nhiều.
- Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên bổ sung đầy đủ và đa dạng chất dinh dưỡng để bé cũng được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, phát triển toàn diện.
- Tắm nắng nhẹ thường xuyên cho trẻ giúp tổng hợp vitamin D để kích thích mọc tóc và phòng ngừa còi xương, thấp lùn ở trẻ.
- Vệ sinh tắm gội sạch sẽ cho bé thường xuyên bằng những sản phẩm dành riêng cho trẻ nhỏ để tránh những bệnh lý về da cho trẻ.
- Khi bé ăn dặm, ăn cháo ( sau 6 tháng) thì nên xay nhiều loại rau củ quả, thịt cá cho bé để tóc chắc khỏe, hạn chế rụng hình vành khăn sau gáy
Trên đây là toàn bộ thông tin về trẻ bị rụng tóc vành khăn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho cha mẹ những kiến thức hữu ích và chi tiết nhất về hiện tượng rụng tóc hình vành khăn ở trẻ nhỏ. Chúc em bé của bạn sẽ sớm vươt qua tình trạng này và hay ăn, chóng lớn nhé!