Trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều khiến bậc cha mẹ hết sức lo lắng. Không biết con em mình có gặp phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào không. Vậy rụng tóc ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cha mẹ cần làm gì? Hãy đọc tiếp bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin hữu ích.
1. Hiện tượng trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều
Rụng tóc ở trẻ sơ sinh thường xảy ra khá phổ biến khi trẻ từ 1 – 6 tháng tuổi ở một vài vị trí như:
-
Rụng tóc trước trán
Hiện tượng rụng tóc trước trán này sẽ hết khi trẻ từ tháng thứ 7 trở đi. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp tuỳ cơ địa hay dinh dưỡng thì thời gian rụng tóc có thể kéo dài hơn.
-
Rụng tóc ở thóp
Tóc máu mọc ở thóp của trẻ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Khi chào đời theo thời gian, tóc này sẽ rụng đi để những tóc mới mọc lên. Rụng tóc ở thóp là rất bình thường với sự phát triển của trẻ. Hiện tượng này có thể xảy ra ở cả bé trai và bé gái.
Trong vòng 3 tháng đầu, phụ huynh không nên cắt tóc máu để thóp của trẻ được giữ ấm, bảo vệ tốt.
-
Rụng tóc ở đỉnh đầu
Trẻ thường bị rụng tóc lộ rõ phần đỉnh đầu. Hiện tượng này xảy ra phổ biến khi trẻ trong giai đoạn từ 3 – 6 tháng tuổi
-
Rụng tóc từng mảng
-
Rụng tóc vành khăn
Rụng tóc vành khăn là hiện tượng trẻ bị rụng tóc ít mọc lại, tạo thành vùng thưa, lộ rõ da đầu có hình giống hình vành khăn ở phía sau gáy.
Thông thường rụng tóc vành khăn xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều có nguy hiểm không?
Thông thường tóc của trẻ có thời gian nghỉ ngơi và thời gian tăng trưởng. Trong thời gian nghỉ ngơi, sẽ có một lượng tovs nhất đụng nằm yên trong nang tóc. Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 – 6 tháng. Bên cạnh đó phần tóc non vẫn sẽ dần dần rụng đi để nhường chỗ cho tóc mới mọc lên.
Chính vì vậy hầu hết trẻ sơ sinh đều rụng một ít hoặc toàn bộ tóc. Điều này là hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại. Toc sơ sinh rụng trước khi tóc trưởng thành mọc. Nếu trẻ nhà bạn bị rụng tóc kéo dài trong khoảng từ 3 – 6 tháng đầu đời thì không phải là điều nghiêm trọng. Đây là sự phát triển tự nhiên của trẻ. Loại rụng tóc này được gọi là telogen effluvium.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều
2.1. Nguyên nhân rụng tóc do sinh lý
Đây là sự phát triển tự nhiên của trẻ. Nên mẹ không cần kli lắng với những trường hợp trẻ bị rụng tóc sau đây:
-
Thay đổi nồng độ hoocmon
Trong quá trình mẹ mang thai, hormone được truyền từ cơ thể mẹ vào bào thai giúp nuôi dưỡng thai nhi trong đó bao gồm cả tóc. Tuy nhiên khi chào đời, việc thay đổi môi trường, trẻ không được nhận hoocmon trực tiếp từ mẹ khiến lượng hoocmon ở trẻ giảm dần dẫn đến rụng tóc.
Sau một khoảng thời gian khi trẻ phát triển, số lượng hormone sẽ được sản sinh đầy đủ. Giai đoạn này trẻ cũng bước vào chu kỳ mọc tóc mới, thay thế cho phần đã rụng.
-
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc máu
Tóc máu là tóc đã có từ khi trẻ mới chào đời. Tóc này sẽ rụng dân để nhường vị trí cho tóc mới mọc lên. Trẻ sơ sinh có rụng tóc thành từng mảng, rụng ở trước trán, đỉnh đầu, sau gáy. Đây là hiện tượng tự nhiên vì vậy cha mẹ không cần quá lo lắng.
2.2. Nguyên nhân rụng tóc do bệnh lý
Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị rụng tóc sinh lý đó là do nồng độ hormone của trẻ sẽ giảm xuống sau khi ra đời. Tuy nhiên, nếu sau sáu tháng mà trẻ vẫn tiếp tục rụng tóc thì phụ huynh có thể xem xét một số nguyên nhân sau:
-
Ma sat
Tóc bị cọ sát: Trẻ có thể bị rụng tóc ở phía sau da đầu do tóc cọ xát với bề mặt cứng của nệm cũi, xe đẩy và sân chơi. Nếu trẻ nằm u ở một tư thế quá lâu cũng có thể dẫn đến tóc tại vị trí bị đè yếu dần và dễ rụng. Chính vì thế, mẹ hãy đổi tư thế nằm cho trẻ, không nên để trẻ nằm nhiều ở một tư thế mãi.
-
Do nấm ngoài da
Nhiễm trùng da đầu bao gồm nhiễm nấm hoặc giun (nhất là giun đũa). Nó có thể gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh và thường xuyên xuất hiện Nó có thể gây rụng tóc và thường xuất hiện phát ban đỏ, có vảy, hình vòng tròn trên da đầu.
-
Rụng tóc dị ứng
Dị ứng có thể dẫn đến rụng tóc ở trẻ sơ sinh. Bé có thể bị dị ứng với dầu massage mà bạn sử dụng cho trẻ.
-
Do chế độ dinh dưỡng
Thiếu vitamin và khoáng chất cũng là một trong các nguyên nhân thường gặp khiến rụng tóc ở trẻ sơ sinh. Trong đó, tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh có thể do thiếu vitamin H, vitamin D, canxi, kẽm, sắt…
-
Vấn đề về hệ thống miễn dịch gây rung tóc từng mảng
Đây là một tình trạng rụng tóc có thể dẫn đến hói da đầu. Rung tóc từng mảng do hệ thống miễn dịch của có thể tấn công và phá huỷ những tế bào nang tóc khỏe mạnh. Nghiên cứu năm 2002 ghi nhận rằng tình trạng này rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng nhưng đã có những trường hợp được báo cáo.
3. Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc
Hãy nhớ rằng trẻ rụng tóc là kết quả của một quá trình tự nhiên diễn ra bên trong cơ thể của chúng, có nghĩa là bạn không nên quá lo lắng với hiện tượng sinh lý này.
Tuy nhiên, bạn có thể giúp giảm thiểu nó bằng cách làm theo những gợi ý đơn giản sau.
3.1. Đừng hoảng sợ
Hầu hết các trường hợp rụng tóc ở trẻ sơ sinh là kết quả của sự dao động bình thường về nồng độ hormone. Các chuyên gia nhận định rằng điều trị là không cần thiết và hầu hết tóc bị rụng trong vài tháng đầu đời sẽ mọc lại trong khoảng thời gian từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12. Bạn không cần can thiệp gì để kích thích tóc mọc lại
Tuy nhiên, vẫn có một khả năng rất nhỏ rằng việc rụng tóc của trẻ có thể là kết quả của một số nguyên nhân khác. Ngay khi nhận thấy tóc con mình mỏng đi, bạn nên bắt đầu tìm các triệu chứng khác.
3.2. Hãy quan sát các biểu hiện khác của con
Một trong những dấu hiệu lớn nhất cho thấy có vấn đề đang xảy ra đối với trẻ đó là sự thay đổi hành vi liên quan đến chứng rụng tóc.
Một số dấu hiệu đáng quan tâm như:
- Trẻ ngủ ít hơn mà không rõ lý do
- Trẻ biếng ăn hơn ngay cả với những món yêu thích
- Xuất hiện các đám hói loang lổ có vảy đỏ, bong tróc hay những đám hói nhẵn bóng
- Sưng lưỡi và quanh mắt, kèm theo làn da nhợt nhạt, mát mẻ
- Trẻ tăng khát và đi tiểu
- Trẻ kém vận động.
Nếu trẻ gặp một hay nhiều trong các dấu hiệu trên, bnaj nên đưa trẻ đến có sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán tình trạng sức khỏe của trẻ.
3.3. Hãy thử để trẻ tăng thời gian nằm sấp
Mọi trẻ nhỏ nên có thời gian nằm sấp. Điều này không chỉ giúp phần sau đầu của trẻ được nghỉ ngơi và giảm thiểu rụng tóc mà còn rất cần thiết cho sự phát triển thể chất và sức khỏe tổng thể của trẻ.
Khi đứa trẻ nằm sấp, chúng phải làm việc để nâng đầu, quay cổ, nhìn bố và mẹ và tương tác với thế giới.
Thời gian nằm sấp giúp bé học cách rướn người, lăn lộn, ngồi dậy, bò và cuối cùng là đứng – tất cả các mốc phát triển quan trọng trong cuộc đời của bé.
Hãy nhớ rằng thời gian nằm sấp chỉ nên diễn ra khi bạn có thể giám sát trẻ. Đừng bao giờ để trẻ nằm sấp khi ngủ trước khi chúng có thể tự lăn tròn.
3.4. Những điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc tóc và da đầu cho trẻ
Mặc dù bạn không thể ngăn rụng tóc hoàn toàn, nhưng bạn có thể giảm thiểu tác động bằng cách điều trị da đầu và tóc của bé một cách nhẹ nhàng. Dưới đây là một số gợi ý đơn giản:
- Sử dụng dầu gội dành riêng cho trẻ. Nó ít gây kích ứng da đầu trẻ sơ sinh. Tuyệt đối không cho trẻ dùng dầu gội chung dầu gội người lớn.
- Khi gội hãy xoa bóp, massage nhẹ nhàng da đầu trẻ.
- Đừng làm khô tóc bằng máy sấy tóc
- Chải tóc cho bé bằng lược mềm, và chỉ chải tóc cách ngày một lần
- Bỏ qua việc tạo kiểu tóc cho bé
- Không đội mũ hoặc đội mũ lưỡi trai lên đầu nếu ngoài trời nóng
- Việc tắm nắng mỗi sáng sớm có thể hỗ trợ rất tốt cho việc mọc tóc của trẻ do tăng hấp thu lượng vitamin D. Khoảng thời gian lý tưởng cho trẻ tắm nắng là 7-8 giờ sáng và mỗi lần chỉ nên tắm từ 15-20 phút.
- Cho trẻ bú đủ lượng sữa và bú nhiều lần trong ngày để có đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ phát triển cơ thể tổng thể và mái tóc.
- Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm. Bữa ăn của trẻ cần cân bằng giữa các chất dinh dưỡng để trẻ phát triển tốt nhất.